Hôm nay, Thứ Năm ngày 25 tháng 4 năm 2024
Chủ nhật, 01/05/2016 - 09:17:07
(1664 lượt xem)
5 điều kiện tiên quyết trong lãnh đạo thiết kế


Photo: Thomas Barwich/Getty Images

 

 

General Electric, công ty công nghiệp quốc dân lớn nhất, gần đây đã thông báo rằng họ sẽ rời trụ sở từ ngoại ô Connecticut đến trung tâm công nghệ cao Boston. Điều thú vị là, trong số 800 nhân viên chuyển tới trụ sở mới, chỉ có 200 người sẽ trở thành giám đốc điều hành cấp cao. 600 nhân viên còn lại sẽ là “những quản lý, thiết kế và phát triển sản phẩm công nghiệp kỹ thuật số,” theo tờ New York Times. Nói về việc thiết kế đang dần có được vị trí quyết định.

 

Dấu hiệu gần đây nhất là công ty đang chuyển đổi từ hướng kỹ thuật sang hướng thiết kế, hướng tập trung vào sản phẩm sang tập trung vào khách hàng, từ chú trọng tiếp thị sang chú trọng trải nghiệm người dùng. Dù công ty đang bán ô tô, điện thoại, hay bóng đèn, họ cũng sử dụng những thiết kế thích hợp để kinh doanh. Giờ thì sao? Làm thế nào bạn có thể dẫn đầu khi mà thiết kế không còn lợi thế cạnh tranh ngoài những rào cản gia nhập? Dưới đây, tôi sẽ chỉ ra 5 xu hướng của sự giao thoa giữa tư duy và lãnh đạo thiết kế và cách để thực hiện hầu hết chúng.

 


Rawpixel  via Shutterstock

 

 

1. TƯ DUY THIẾT KẾ LÀ CỐT LÕI CỦA SỰ ĐỔI MỚI

 

Tập đoàn Tư vấn Boston gần đây đã khởi động cuộc khảo sát toàn cầu thường niên lần thứ 10 của họ về tiến trình của sự đổi mới. Thiết kế được chú trọng đặc biệt tại hầu hết top 10 công ty hàng đầu: Apple, Google, Tesla, Microsoft, Samsung, Toyota, BMW, Gilead Sciences, Amazon, và Daimler. Theo Hiệp hội Thiết kế Công nghiệp Hoa Kỳ, hầu hết cầu trả lời trong cuộc khảo sát về xếp hạng sự đổi mới bởi hoặc là ưu tiên hàng đầu hoặc là ưu tiên trong tốp 3 của công ty họ - tỉ lệ cao nhất từ khi BCG bắt đầu thực hiện khảo sát năm 2005.

 

Khuyến nghị: Nếu công ty của bạn chưa chấp nhận tư duy thiết kế, tiến hành nó ngay bây giờ. Nếu đã có rồi, những chỉ một cách lỏng lẻo, hãy hệ thống hóa nó.

 

 

2. TƯ DUY THIẾT KẾ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT XU HƯỚNG NHẤT THỜI, NÓ LÀ THỰC TIỄN KINH DOANH CĂN BẢN 

 

Tư duy thiết kế giờ đây là mã hoạt động của công ty. “Ở Intuit, chúng tôi thiết lập một phương pháp tư duy thiết kế, và chúng tôi có 1200 nhân tố đổi mới được đào tạo.” Klaus Kaasgaard, phó giám đốc phòng thiết kế trải nghiệm người dùng ở Intuit cho hay. “Lớp học 3 ngày này không biến bạn thành 1 nhà thiết kế được, nhưng nó giúp lan truyền cách làm việc và tư duy đó vào trong kinh doanh.” Tương tự, Công ty toàn cầu Philips đã kết hợp thiết kế vào trong phương pháp luận của nó. “Chúng tôi đặt lại tên cho chương trình tư duy thiết kế là “đồng sáng tạo,’ bởi vì đó là chính xác những gì chúng tôi đang làm. Về xây dựng, thử nghiệm, học tập,” Sean Carney, giám đốc thiết kế kiêm phó giám đốc điều hành ở Philips. “Chúng tôi sử dụng nó trong kinh doanh giải quyết những vấn đề lùm xùm. Kéo theo Giám đốc điều hành và Ban giám đốc, chúng tôi sử dụng tư duy thiết kế và các công cụ đồng sáng tạo, thiết kế ra các điều kiện và cung cấp cho họ các thành phần.”

 

Khuyến nghị: Chọn một phương pháp tư duy thiết kế và phổ biến rộng rãi toàn công ty.

 

 

SFIO CRACHO  via Shutterstock

 

 

3. CỐT LÕI CỦA TƯ DUY THIẾT KẾ LÀ TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG

 

Ranh giới giữa các ngành thiết kế đang bị xóa mờ, bời vì mỗi khách hàng lại có điểm tiếp xúc liên quan đến thiết kế. Đó là lý do tại sao mà cả GE và IBM đang trong quá trình tuyển dụng hơn 1000 UX designer: Các công ty đều muốn đầu tư vào thiết kế xây dựng hướng đến trải nghiệm khách hàng. Và đây mới chính là đỉnh của tảng băng trôi. Mong rằng những nhà thiết kế trải nghiệm dùng sẽ vận dụng công việc của họ trong mọi ngóc ngách của thế giới doanh nghiệp trong những năm tới.

 

Khuyến nghị: Tuyển dụng UX designer, thậm chí là “trải nghiệm người dùng” dường như không liên quan đến sản phẩm của bạn.

 

 

4. TÀI NĂNG CỦA NHÀ QUẢN LÝ THIẾT KẾ CÓ NHU CẦU CAO

 

Một nghiên cứu LinkedIn (PDF) của những nhà quản lý tài năng đã thâu tóm SMB cho thấy rằng thách thức lớn nhất trong công tác tuyển dụng của họ năm 2016 là việc tìm kiếm các ứng cử viên trong "đội ngũ tài năng có nhu cầu cao.” Lãnh đạo thiết kế, quản lý UX, nhà tư duy thiết kế và nhà chiến lược là tất cả những vai trò có nhu cầu cao. Không có một vai trò nào quan trọng đối với sự phát triển của công ty, dù lớn hay nhỏ, hơn là nhà lãnh đạo thiết kế, và giám đốc điều hành.

 

Trong quá khứ, cạnh tranh thương mại giữa các công ty với thiết kế tốt và thiết kế không quá tốt. Trong tương lai, các công ty với thiết kế tốt sẽ đọ sức với các công ty cũng có thiết kế tốt. Bởi vậy, lợi thế cạnh tranh sẽ dựa trên không chỉ mỗi thiết kế mà còn cả lãnh đạo thiết kế nội bộ.

 

Khuyến nghị: Hãy cho các nhà thiết kế những vị trí quyền lực.

 

SFIO CRACHO  via Shutterstock

 

 

5. NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO THIẾT KẾ CÓ XU HƯỚNG ỨNG XỬ KHIÊM NHƯỜNG

 

Nghiên cứu của LinkedIn cũng chỉ ra rằng các công ty muốn làm tốt hơn trong việc tìm kiếm và thu hút những ứng cử viên thụ động - những người còn có vẻ chưa chủ động để thay đổi công việc. Tôi đã để ý thấy rằng các nhà lãnh đạo thiết kế tốt nhất thường ứng xử rất khiêm nhường, và rằng những người khoe khoang nhiều hơn thì thường là những người mới hoặc là những kẻ màu mè đang cố gắng để được tham gia cuộc chơi.

 

Gần đây tôi trao đổi với 7 nhà lãnh đạo thiết kế hàng đầu, tất cả họ đều đồng ý, họ sẽ không muốn được tìm thấy bởi các nhà tuyển dụng, họ không hồi đáp email hoặc điện thoại nhà tuyển dụng mà họ không biết, và đang giữ hồ sơ trực tuyến của họ tương đối bí mật. Nhưng họ thực hiện những cuộc hội thoại ngang hàng có giá trị và những ai có kiến thức sâu sắc về công việc của họ.

 

Khuyến nghị: Tranh thủ tuyển người quản lý hoặc chuyên gia khác để tìm kiếm tài năng thiết kế hàng đầu.

 

 

Designs.vn 

Xem tốt nhất với IE 7.0+, FireFox, Safari, Google Chrome, Opera (độ phân giải 1024x768+)
Copyright © 2010 by POLYGON Center. Designed by EGS.