Hôm nay, Thứ Năm ngày 25 tháng 4 năm 2024
Thứ Ba, 02/06/2015 - 15:00:45
(1946 lượt xem)
Bí quyết thực hiện dự án bên lề thành công

Bạn đang băn khoăn có nên thực hiện dự án bên lề của mình hay không? Hãy tham khảo lời khuyên của Paul Jarvis.

Tôi đã từng để cho lỗi sợ hãi thất bại một dự án bên lề ngăn cản tôi thử những cái mới ngoài khối lượng công việc bình thường của mình. Hoặc tệ hơn, tôi liên tục có ý tưởng cho dự án bên lề nhưng không bao giờ bắt tay với bất cứ ý tưởng nào. Ngày làm việc của tôi rất thoải mái, vì vậy tôi không muốn thử sức bất cứ thứ gì mới. Nhưng, sự thật là, tôi không thúc đẩy bản thân mình và tôi chắc chắn đã không phát triển. Những kĩ năng của tôi bị mai một.

 

Những lời khuyên quý báu của Paul Jarvis

 

Trong khi đó, tôi để ý thấy các ví dụ về sự sáng tạo giải quyết các dự án bên lề và sự thành công vang dội của họ (và đôi khi các dự án “bên lề” sẽ đảm bảo công ăn việc làm hàng ngày của họ). Sự án lề của họa hậu Thụy Sĩ - Tina Roth Eisenberg như Tatly, Vreative Mornings và Studiomates đã giúp cô giữ chân khách hàng vô thời hạn. Jessica Hische cũng thực hiện dự án lề của mình rồi đăng chúng lên mạng đã đem đến cho cô nhiều công việc cũng như khách hàng bao gồm tờ The New York Times, Penguin Books và Google. Nhìn thấy những người khác thành công với dự án lề, tôi tự hỏi tại sao tôi không lên kế hoạch cho riêng mình.


Các dự án bên lề có thể đáng sợ. Thật khó để bắt đầu hoặc theo đuổi chúng. Nhưng việc này thi thoảng cũng rất quan trọng cho khách hàng và dự án lề sẽ giúp chúng ta thúc đẩy những kĩ năng mới, phô trương khả năng sáng tạo và cho chúng ta cơ sở đánh giá những ý tưởng mới và đột phá. Tôi biết tôi cũng cần phải bắt đầu làmdự án bên lề, nếu tôi muốn thực sự nhìn thấy những gì là có thể.

 

Để vượt qua nỗi sợ hãi thất bại với các dự án, tôi bắt đầu vẽ ra các ý tưởng đơn giản như những thử nghiệm.Thử nghiệm thì không “thất bại”, chúng chỉ đơn giản là chứng minh hay bác bỏ một giả thuyết. Ví dụ, mặc dù công việc hàng ngày của tôi là một nhà thiết kế, tôi có giả thuyết rằng tôi có thể viết ebook. Sau đó đơn giản là tôi bắt đầu viết lách. Tôi không quan tâm tới kết quả xem cuốn sách sẽ được chào đón thế nào hoặc mọi người sẽ nghĩ gì về nó. Tôi chỉ nghĩ là “hãy thử một lần xem sao”.


Tôi đã lập khung hành động cho dự án bên lề và nó không đến nỗi nào. Thử nghiệm là cách duy nhất để minh chứng điều gì, để giải phóng được ý tưởng dai dẳng ra khỏi đầu bạn.

 

Dưới đây là vài lời khuyên tôi sử dụng để lập khung chương trình các ý tưởng cho dự án bên lề như những thử nghiệm của tôi:

- Tập trung vào công việc đầu tiên chứ không phải là kết quả cuối cùng. Tập trung vào quá trình cho phép khả năng cầu may và thăm dò cá nhân để tiếp nhận. Nếu không thì bạn có thể vô tình làm thay đổi mọi thứ với một ý tưởng chủ quan về việc bạn muốn nó phải như thế nào, chứ không phải là cái gì sẽ là tốt nhất cho bài học dài hạn của bạn.

 

- Đừng tạo lập nên thử nghiệm và đánh giá nó cùng một lúc. Sự sáng tạo và đánh giá là những quy trình suy nghĩ khác nhau và có thể ảnh hưởng tới nhau, chúng cần phải được thực hiện một cách riêng biệt. Thí nghiệm với việc khám phá hoàn toàn tất cả mọi ý tưởng trước (viết nó ra, vẽ nó ra, cố gắng thực hiện nó). Sau đó mới tới sửa chữa, quản lí và đánh giá đâu là bản ý tưởng tốt nhất.



- Tách thử nghiệm thành các nhiệm vụ nhỏ. Sau đó, tập trung hoàn thành từng nhiệm vụ nhỏ. Chỉ tới bước cuối cùng bạn mới gắn kết những nhiệm vụ đó lại với nhau. Điều này giúp bạn tránh được nỗi lo sợ những việc quá lớn hoặc quá áp lực để hoàn thành và cho phép bạn thực hiện dự án bên lề của bạn từng phần một trong các nhiệm vụ chính hàng tuần của bạn.

 

- Hãy nhớ rằng: đây là những thử nghiệm, không phải những ý tưởng kinh doanh toàn thời gian. Đầu tiên hãy tìm ra các thực hiện thử nghiệm bằng cách sử dụng ít nguồn lực nhất có thể. Đâu là cốt lõi hay bản chất ý tưởng mà bạn có thể thực hiện thử nghiệm một các nhanh chóng? Đem mẫu thử nghiệm đó ra trước mặt càng nhiều người càng tốt trước khi theo đuổi nó sâu hơn.



- Không lặp lại chính mình. Cùng một thử nghiệm không thể có kết quả khác nhau trừ khi bạn thay đổi các biến. nếu bạn thử nghiệm với một ý tưởng và nó không thành công, bạn cần thay đổi thứ gì đó hoặc bắt đầu với ý tưởng mới. Chẳng có ích gì khi bạn làm đi làm lại một thử nghiệm, hy vọng một điều gì đó khác lạ xảy ra. Nếu bạn muốn có một kết quả khác, bạn phải thay đổi thử nghiệm của bạn một chút – tái tập trung vào một đối tượng mới, thử một phương tiên khác hoặc thử thí nghiệm với một ý tưởng hoàn toàn mới.

 

Một số thí nghiệm của riêng tôi đã đem lại kết quả tuyệt vời như bán hàng ngàn bản sao của một cuốn sách tôi viết (với tôi, viết lách bắt đầu như một thử nghiệm sáng tạo). Một vài thử chỉ minh chứng rằng không cho thị trường hay cơ hội cho một ý tưởng, và một số ứng dụng tôi đã làm khiến tôi không thể bán được bất cứ một bản sao nào. Nhưng tôi vẫn tiếp tục thử nghiệm với những ý tưởng mới, luôn luôn nhớ một nguyên tắc cơ bản là:

 

Không có gì là sai lầm cả. Không có chiến thắng và không có thất bại. Chỉ có thử nghiệm mà thôi.

 

Bằng cách lên khung hoạt động cho dự án bên lề tôi đã thực hiện như những thử nghiệm, tôi đã có được cả sự tự tin để theo đuổi và năng lực để đánh giá chúng ít gay gắt hơn khi chúng không thành công.

 

Scarlee/ Designs.vn

Xem tốt nhất với IE 7.0+, FireFox, Safari, Google Chrome, Opera (độ phân giải 1024x768+)
Copyright © 2010 by POLYGON Center. Designed by EGS.