Hôm nay, Thứ Ba ngày 16 tháng 4 năm 2024
Thứ Hai, 26/01/2015 - 11:09:06
(937 lượt xem)
Những mẹo về kerning khi thiết kế

Đây là một tổng hợp những mẹo ngắn về Kerning (canh khoảng cách giữa các chữ cái) khi bạn thiết kế phông chữ mới.

 

Không gian hài hoà có nghĩa là ít Kerning

Điều này rất dễ hiểu. Nếu phông chữ của bạn nhìn tổng thể tốt, bạn sẽ ít phải kern hơn. Vì vậy chỉ cần bạn cố gắng giữ các thông số thống nhất quán. 

 

Các chữ đã có khoảng cách vừa đủ và chỉ bắt đầu kerning khi bạn thấy rằng cần có cách nào khác để chỉnh (space) nó tốt hơn. Tôi thường chỉnh khoảng cách các chữ như chính tôi đang vẽ chúng, để xem tôi có thể có một nhịp đọc tốt hơn và tôi có lẽ có thể giải quyết vấn đề không gian trong bản thân mỗi chữ cái.

 

2. Classes

Sử dụng Kerning Classe (cho những ai dùng fontlab)

Trong trường hợp bạn thắc mắc tại sao, nó chỉ đơn giản là sẽ dễ hơn để lấy loạt các glyphs của một nhóm (ví dụ là nhóm các chữ có dấu phụ), gán chúng vào chung một nhóm kerning và sau đó kerning chúng hơn là làm từng cặp. Thậm chí nếu bạn gặp vấn đề với vài chữ thì nó cũng tốn ít thời gian làm việc hơn.

3. Kern đầu tiên, rồi đến Ligatures

Nhiều khi với việc Kerning tẻ nhạt, tôi hay để dành nó vào lúc sau cùng khi làm ra sản phẩm, không phải là một ý tưởng tồi nếu làm các Ligatures sau khi bạn đã đã kern đến chữ cuối cùng của bảng chữ cái; Theo cách này, bạn tránh được phải điều chỉnh những không gian tồi với các Ligatures, tiết kiệm thời gian cho mình.

 

4. Phản chiếu – Mirroring

Phản chiếu, phản chiếu, phản chiếu. Theo chiều ngang, dọc và cùng trên một trục.

 

Mục tiêu ở đây là từng bước giúp bạn tránh xa chữ nhất có thể, và cố gắng nhìn thấy một hình dạng "thuần khiết". Nó sẽ giúp bạn tiếp cận thiết kế như một thành phần trừu tượng, điều này giúp bạn cân bằng khoảng không dễ hơn.

 

Và điều này không chỉ về Kerning và không gian: Nó giúp bạn có một nhịp điệu tốt trong thiết kế và dễ dàng tránh những sai sót đơn giản. 

 

Tôi gần đây còn phát hiện ra rằng tôi có thể đọc trôi chảy khi lật các chữ ngược lại: Quả thật là một năng lượng siêu nhiên!

 

5. Cạnh chữ thẳng, cạnh chữ cong (straight neighbours, round neighbours)

Trước khi đi vào cuộc chiến kerning, tôi bắt đầu làm kerning với các chữ thẳng và cong (hoặc kết hợp cả hai) về cả hai phía của 1 cặp.

 

Ví dụ, nếu tôi tập kerning với A/V, tôi sẽ có 1 cụm thừ như HHAVHH OOAVOO HOHAVHOH. Tôi chỉ lưu ý rằng phông chữ mà tôi sử dụng nó chưa được kern tốt lắm. Bạn thấy chứ? Nó hiệu quả.

 

6. Tập trung vào những bề ngang không gian.

Điều này thường bị bỏ qua. Phần lớn thời gian, nếu bạn đặt không gian sidebearing (khoảng cách giữa điểm gốc cho tới cạnh trái – leftbearing, và khoảng cách giữa chiều rộng của nét tới cạnh phải – rightbearing) khi bạn đang vẽ, bạn thường không phải kern không gian của glyph. Vì thế bạn có những giải pháp sau:

 

1. Đặt không gian chiều ngang và áp dụng số đo phù hợp.

2. Đặt số đo và đặt không gian phù hợp.

3. Lật qua lật lại giữa hai giải pháp.

 

Theo tôi thì chọn số 3. Số đo và kerning đi cùng với không gian giữa các chữ – và nó bao gồm không gian giữa các từ.

 

7. Làm mờ mắt của mình

Phương pháp này đơn giản là nheo mắt lại để chữ mờ đi với mục đích giống như điều số 4.

 

8. Giữ nhịp điệu thống nhất.

Trong khi Kerning, cố gắng ước lượng không gian bằng nhau giữa các chữ. Nhưng nó không phải toán học.

 

Mọi chữ cái đều khác nhau, vì vậy không có giải pháp giống nhau cho mọi cặp chữ. Thậm chí nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta không cần kern n/h, tôi tin rằng chúng ta vẫn nên kiểm tra nó.

 

Trong ví dụ này, đường cong trên bên phải của chữ n có thể tạo ra nhiều không gian. Và chỉ mất một giây thôi.

 

9. Đừng quên cạnh trái, Jedi

Một thứ chúng ta hay quên khi kết đôi chữ thường bên trái với chứ hoa bên phải. Nó có thể bị lãng quên khi bạn cần phải kern biết bao nhiêu cặp. Người dùng cuối có lẽ muốn dùng chữ của bạn để viết những từ đại loại như YoU'rE sO fLuFfy và bạn có thể mất khách khi không kern những cặp chữ như vậy. Hay là để cứu thế giới, ta cứ để vậy!

 

Dẫu sao thì cặp chữ thường/chữ hoa cũng hiếm khi xảy ra, đặc biệt với thiết kế logo. Vì vậy giữ việc này trong danh sách những việc cần làm.

 

10. Tin ở mắt mình

Vâng, đây là lời khuyên có giá trị nhất về thiết kế chữ và thiết kế đồ hoạ. Hãy thoải mái để tìm kiếm một quá trình làm việc hợp lý – kết quả để bạn thấy rằng lựa chọn của mình là tốt nhất.

 

Nếu bạn cảm thấy nó tốt, nó sẽ tốt. Nếu không, thì không :) – Đơn giản là vậy, bạn đã và đang nhìn vào chữ suốt cuộc đời của mình, trước cả khi bạn biết đọc, vì thế hãy giả định rằng tiềm thức của bạn được huấn luyện để làm điều này. Bạn càng cố gắng, càng gặt hái thành công.

 

Và hay tin tôi điều này: Tôi là một người đam mê việc tối ưu hoá. Tôi dành nhiều thời gian để tìm cách làm hoàn hảo nhất và nhìn chúng càng tốt bao nhiều thì càng đỡ phải quan tâm về hình học hay sự hợp lý của không gian.

 

Kết luận

Tôi viết điều này vì thấy nhiều người than phiền về Kerning với chữ, tôi không nghĩ là nó khó. Và vâng, sau vài giờ làm việc, tôi cũng cảm thấy phiền phức.

 

Nhưng nó không tốn quá nhiều thời gian như bạn nghĩ – hãy sử dụng thời gian thông minh nhất có thể. Tôi hy vọng bài viết này có ích đối với các bạn ở phần nào đó.

 

Theo learn.scannerlicker.net

Xem tốt nhất với IE 7.0+, FireFox, Safari, Google Chrome, Opera (độ phân giải 1024x768+)
Copyright © 2010 by POLYGON Center. Designed by EGS.