Hôm nay, Thứ Bảy ngày 20 tháng 4 năm 2024
Chủ nhật, 14/06/2015 - 23:40:54
(2922 lượt xem)
Phong cách Steampunk là gì

Steampunk được xem là “kỷ nguyên vĩ đại nhất dù chưa hề tồn tại”. Đây là một nhánh nhỏ của thể loại khoa học viễn tưởng, bao hàm chủ nghĩa lãng mạng của thời đại Victoria và đôi khi có cả sự mộng tưởng trong sự kết hợp giữa công nghệ và thiết kế thẩm mỹ lấy cảm hứng từ ngành công nghiệp máy móc chạy hơi nước của thế kỷ XIX.

Phong cách Steampunk là gì?

 

Steampunk là một dòng nhỏ của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và được lấy cảm hứng từ giai đoạn cách mạng công nghiệp tại Anh vào thời nữ hoàng Victoria. Bối cảnh của steampunk thường là thời hoàng kim của máy hơi nước (trong quá khứ hoặc một tương lai nào đó khi máy hơi nước trở nên hưng thịnh và thay thế các loại máy móc hiện đại ngày nay), tại nước Anh hoặc miền viễn Tây nước Mỹ. Nền tảng của steampunk được cho là các tiểu thuyết khoa học viển tưởng của Jule Vernes, Philip Pullman, Stephen Hunt và China Miéville.

Từ một thể loại tiểu thuyết, steampunk đã phát triển thành một nền văn hóa nho nhỏ và thu hút không ít tín đồ.Nhắc đến steampunk là nhắc đến top hat, áo corset, kính goggles, bánh răng đồng hồ và những chạm trổ điêu khắc tinh tế. 

 

Phong cách Steampunk có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với mỗi cá nhân khác nhau. Đối với một số người đó là thời trang, phong cách, là cá tính riêng. Với một số khác đó lại là nghệ thuật, là thiết kế hay thậm chí là một lối sống hoàn toàn. Sự khởi đầu của Steampunk bắt nguồn như một thể loại khoa học viễn tưởng, phân nhánh ra khỏi Cyberpunk vào những năm 80 và được đặt vào khoảng không – thời gian của thời đại Victoria nhưng trong một viễn cảnh hoàn toàn mới. Đó là một thế giới của công nghệ tiên tiến phát triển vượt xa so với thực tại: những con tàu bay lượn trên bầu trời bằng hơi nước, các nhà thám hiểm mặc phục trang được trang bị súng ống, những toa xe không ngựa kéo chở phụ nữ và các quý ông đi khắp các thành phố công nghiệp, máy thời gian cơ khí …

 

Steampunk xuất hiện với nhiều phong cách khác nhau; với một số đối tượng thì đó là nón, áo đuôi tôm, kính bảo hộ và bánh răng; với một số khác lại là mũ bảo hiểm pith, áo khoác kaki, ria mép và súng bắn bằng lực hơi nước; với một số khác nữa nó lại là áo khoác dùng trong phòng thí nghiệm, các thiết bị, kính lúp và những phát minh điên rồ! Tất cả mọi thứ, về các chủ đề và cá tính riêng nêu trên hòa trộn lại tạo thành một thế giới tương lai hoang dã tuyệt vời của ngày xưa - thời điểm mà sự vận hành của thời gian lẫn công nghệ rẽ sang một con đường hoàn toàn khác so với những gì ngày nay chúng ta được biết.

 

 

Nguồn gốc

 

Thuật ngữ “Steampunk” lần đầu tiên được đặt ra vào những năm 1980 bởi K. W. Jeter nhằm cố gắng giải thích các thể loại truyện ông sáng tác và một số tác giả khác cùng thời, thậm chí cho cả những tác phẩm đã ra đời trước đó ở thập niên 1950s hay 1960s.

Theo Wikipedia:

“Steampunk thường gắn liền với cyberpunk, có chung một lượng fan nhất định và cùng có chung chủ để về sự nổi dậy nhưng phát triển thành 2 trào lưu khác nhau (mặc dù cả hai đều có sức ảnh hưởng đáng kể vào nhau). Ngoài khoảng thời gian và mức độ phát triển công nghệ, sự khác biệt chính giữa Cyberpunk và Steampunk đó là, sự thiết lập Steampunk thường có xu hướng ít dữ dội hơn, hoặc thiếu đi một cách hoàn toàn các yếu tố đó.”

 

Cyberpunk thiên về trí tuệ nhân tạo còn Steampunk nhấn mạnh vào sự phát triển của công nghệ máy móc 

 

 

Kể từ đó Steampunk đã nở rộ và phát triển nhiều hơn việc chỉ là một nhánh nhỏ của nền văn học khoa học viễn tưởng. Có phim điện ảnh, tạp chí, và thậm chí cả các ban nhạc sản xuất âm nhạc Steampunk. Gần đây có một nền văn hóa tách biệt vừa hình thành và cho rằng bản chất của nó chính là Steampunk như thể tự nhiên, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ thích đắm mình vào sự trang trọng và áo xống, trang phục của thời đại Victoria, cũng như công nghệ tưởng tượng của các thiết bị vận hành bằng hơi nước cùng thời. Những người đi theo trào lưu này hay họp mặt tại các buổi hội nghị, các buổi khiêu vũ hay triển lãm để phô bày trang phục lộng lẫy của chính mình và thảo luận mọi thứ về Steampunk.

 


Cộng đồng những người theo văn hóa Steampunk

 

 

Các quy tắc của Steampunk

 

Điều lớn nhất cần nhớ về thể loại này chính là không có quy tắc nào cụ thể. Đúng vậy. Steampunk đã xuất hiện quá lâu trước khi có thể chính thức đề ra những tiêu chuẩn riêng cho chính mình. Điều này có vẻ giống như kiểu sắp đặt “sao cũng được” và mọi thứ đều tự do, nhưng xét về cơ bản vẫn có những nguyên tắc bất thành văn bạn nên xem xét khi nhận định một thứ gì đó có theo phong cách này hay không.

 

1. Nó xảy ra trong thời đại Victoria

Có người cho rằng đây là một quy tắc cứng nhắc và vội vàng, chỉ dựa vào các tác phẩm rơi vào giai đoạn thế kỷ XIX. Một số khác lại cho rằng đây là một gợi ý mở, chỉ cần ghi nhớ rằng ít nhất nền công nghệ này phản ánh sự khởi đầu khiêm tốn vào thời đại Victoria.

 

Thời đại Victoria 

 

 

2. Phải bao gồm các thiết bị chạy hơi nước

 

Một lần nữa đây lại là ý kiến thảo luận được đồng tình khá nhiều. Hầu hết những câu chuyện Steampunk tiêu biểu sẽ được nhận biết một cách dễ dàng bằng những phát minh điên rồ. Một vài nhà văn, tuy nhiên lại chú trọng vào hệ thống nhân vật hơn là công nghệ, chọn khía cạnh về “hơi nước” như phần phụ, làm nền mà không nổi bật, không là trọng tâm của tác phẩm.

 

 

Đầu máy hơi nước phổ biến vào thời Victoria 

 

 

3. Nó phải diễn ra bên trong hoặc xung quanh nước Anh thời Victoria

 

Đây là điểm khúc mắc lớn nhất cho hầu hết những nhà văn viết về Steampunk. Nếu câu chuyện không xảy ra ở Anh vào thời Vicrotia thì nó không đủ tính Steampunk… (nhưng có ý kiến cho rằng Steampunk, là một tâm thái, không phải sự hiện diện vật lý. Trong khi đây là khoảng thời gian tươi đẹp của Anh Quốc thì thực tế, những gì xuất hiện ở thế kỷ XIX diễn ra trên toàn bộ địa cầu. Điều này mang đến cho chúng ta cao bồi Steampunk, cướp biển Steampunk, thậm chí cả samurai Steampunk)

 

 


London, Anh vào thời Victoria

 

 

4. Cần trang bị kính bảo hộ. Nghe như một trò đùa nhưng đúng vậy

 

Một trong số những yếu tố hình ảnh phổ biến nhất trong thế giới Steampunk chính là sự hiện diện có phần áp đảo của kính bảo hộ. Vì sao thế? Bởi lẽ trông nó thật ngầu đúng không! Thêm một lí do thực tế và thuyết phục hơn, vì thời điểm lúc bấy giờ đang bùng nổ sự phát triển công nghiệp. Các thao tác với máy hơi nước, dầu, bụi bẩn… cần có thiết bị bảo hộ cho đôi mắt. Có lẽ cũng chính từ đó mà kính bảo hộ đã trở thành một phụ kiện quan trọng nếu bạn muốn có cho mình một bộ trang phục Steampunk hoàn hảo.

 

Mẫu kính bảo hộ phổ biến đương thời

 

 

Đặc điểm của phong cách Steampunk

 

Steampunk, nói một cách khác, là sự pha trộn cấu trúc hoài cổ với phong cách tương lai. Nhưng Steampunk đòi hỏi nhiều hơn việc chỉ gom hàng tá các linh kiện cũ xưa gắn vào một thiết bị hiện đại. Đó chính là định nghĩa cho phong cách và chức năng của một đối tượng cụ thể với vật liệu có kết cấu hấp dẫn, tràn đầy nhựa sống.

 

Gỗ, da, đồng và motif đối xứng

 

Vật liệu là một phần thiết yếu trong thiết kế. Và nó càng quan trọng hơn trong việc định hình và xác định đúng hướng phong cách thiết kế. Vật liệu có bề mặt gồ ghề và không bị rỉ sét nhưng có thể mặc một cách thoải mái sẽ là lựa chọn tuyệt hảo. Da thuộc và đồng là một trong những lựa chọn tốt nhất. Bạn chỉ cần kết hợp chúng lại với nhau và thêm một số yếu tố đối xứng về đường nét là bạn đã có cho mình một thiết kế theo phong cách Steampunk đáng giá và hợp mốt trong một thời gian dài.

 

Mẫu mặt nạ bảo hộ bằng da với khung kính đồng có thiết kế đối xứng

 

Laptop bằng da và chất liệu đồng kinh điển

 

 

Bánh răng, đòn bẩy và sự đáng sợ

 

Không có bánh răng tức là chưa phải Steampunk, không dùng bánh răng để vận hành lại càng chưa phải. Bên cạnh đó cần có đòn bẩy để giúp bánh răng hoạt động. Và mọi thứ sẽ chưa thể hoàn hảo nếu không có sự thêm thắt những chi tiết được cường điệu hóa và một chút đáng sợ để nổi bật chất điển hình của Steampunk.

 

Bánh răng được tận dụng một cách tối đa

 

 


Áp dụng vào cả những tạo hình kỳ quái, đáng sợ

 

Bàn quay số, ống, độ dày

 

Bạn sẽ cần thông báo phản hồi cho…việc đun quá nóng hoặc một cái gì đó và ống dẫn toàn bộ hệ thống thủy lực cũng như làm mát cho tất cả những bánh răng đang chuyển động. Thật khó nhưng đây là những yếu tố an toàn cần thiết, đặc biệt khi bên dưới bạn là cả một mạng lưới máy móc công nghiệp chạy bằng hơi nước, có nhiệt độ cao.  Nhưng thêm chi tiết vào như thế cũng tăng thêm một mức độ nhất định tính thú vị đặc trưng của Steampunk vào thiết kế.

 


Những đường ống dẫn và chi tiết bàn quay số được thêm vào để làm nổi bật đặc trưng phong cách Steampunk...

 

... hay hình tượng đồng hồ đo áp suất của máy hơi nước được đưa vào thiết kế một cách khéo léo

 

Kính bảo hộ

 

Đã xuất hiện ở phần quy tắc bên trên, một phụ kiện hầu như không thể thiếu cho một bộ trang phục đậm chất Steampunk chính là kính bảo hộ. An toàn và thẩm mỹ, thật tuyệt phải không nào!




Các mẫu kính bảo hộ được sử dụng mọi lúc mọi nơi: từ làm việc cho đến đi thám hiểm hoặc chỉ đơn giản là... đi dạo

 

 

Cùng điểm qua một số thiết kế trên các lĩnh vực nội thất, thiết kế sản phẩm và thời trang theo phong cách Steampunk nhé!

 

Thiết kế nội thất theo phong cách Steampunk 

 

 

Không gian phòng tắm tinh tế với đường ống đầy nhịp điệu...

 

... hoặc những đường ống dầy to bản làm điểm nhấn trên mảng tường thô...

 



... hay chỉ sử dụng chi tiết bánh răng vào các mảng trang trí

 

 

Sản phẩm theo phong cách Steampunk 

 

Chân đèn từ ống dẫn...

 

...cho đến khung sườn xe máy...

 

...dây đeo da và bộ phận trên đồng hồ... 


... chất liệu đồng, gỗ và chi tiết trang trí...

 

... cùng các mối nối mô tả máy hơi nước ngày xưa đều khoác lên cho sản phẩm một dáng vẻ vị lai hoài cổ đặc biệt. 

 

 

Thời trang Steampunk


Tương tự, những bộ cánh thời trang theo phong cách Steampunk nhất định không thể thiếu bánh răng, đường ống...

 

... và phải mang theo cả phong cách thời đại Victoria cầu kỳ

 

 

Những chất liệu điển hình như da, kim loại đồng luôn là sự lựa chọn hoàn hảo dù đó là concept cổ xưa...

 

..hay được ứng dụng vào thời trang hiện đại 

 

 Designs.vn

Xem tốt nhất với IE 7.0+, FireFox, Safari, Google Chrome, Opera (độ phân giải 1024x768+)
Copyright © 2010 by POLYGON Center. Designed by EGS.