Hôm nay, Thứ Tư ngày 24 tháng 4 năm 2024
Thứ Bảy, 27/06/2015 - 22:07:49
(2352 lượt xem)
Pinhole photography - Ảnh chụp qua lỗ kim là gì? (P.2)

 

 

Đa phần máy ảnh pinhole được chế tạo thủ công cho từng mục đích cụ thể, chẳng hạn nhiếp ảnh phong cảnh, theo dõi mặt trời trong thời gian dài (Solargraphy) hay nghiên cứu các tia bức xạ năng lượng cao. Những máy ảnh phim đã hỏng có thể được tái sử dụng làm máy ảnh pinhole bằng cách thay ống kính bằng một mảnh bìa mỏng có đục lỗ ở chính giữa. Cùng cơ chế hoạt động tương đối đơn giản, pinhole camera còn có thể làm từ vỏ hộp các tông, vỏ lon Coke, vỏ hộp bánh, quả bí ngô...hoặc thậm chí từ một chiếc vỏ tủ lạnh cũ to tướng.



Một pinhole camera tự tạo từ hộp sắt rỗng


Solargraphy (hay còn gọi là nhiếp ảnh mặt trời) sử dụng máy ảnh pinhole, thường làm từ vỏ lon thiếc, gắn vào một điểm cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Khó khăn duy nhất mà người chụp cần phải vượt qua là sự kiên nhẫn, khi thời gian phơi sáng có thể lên đến 6 hoặc 12 tháng.

 

 



 

 

 

Nguyên tắc truyền thẳng của ánh sáng và câu chuyện ra đời của pinhole camera

 

Hình ảnh được tạo ra trong máy ảnh lỗ kim - pinhole camera thực chất dựa trên nguyên tắc truyền thẳng của ánh sáng: bề mặt vật thể phản xạ lại ánh sáng theo tất cả các hướng và khi các tia từ đỉnh của bề mặt vật thể đi qua lỗ kim sẽ tạo ra hình ảnh đảo ngược của vật thể trên bề mặt nhạy sáng của phim chụp.

 

Hiện tượng này thực chất đã được phát hiện từ rất sớm, cũng là tiền thân đầu tiên của nguyên lí thu hình của các thiết bị chụp ảnh hiện đại. Vào thế kỉ 5 Trước Công nguyên, nhà triết học người Trung Quốc Mặc Tử nhận thấy khi ánh sáng đi qua lỗ nhỏ trên tường vào phòng tối có thể tạo ra hình ảnh đảo ngược trên bức tường đối diện. Đến thế kỉ 14 TCN, Aristote một lần nữa đề cập đến nguyên lý này khi ông miêu tả quan sát nhật thực một phần (năm 330 TCN) bằng cách nhìn ảnh của Mặt Trời chiếu qua khoảng trống giữa lá cây. Vào thế kỉ thứ 10, học giả người Ả Rập Idn al-Haytham (Alhazen) cũng viết về việc quan sả nhật thực qua lỗ trống. Ông cũng miêu tả khả năng làm cho hình ảnh rõ nét hơn khi thu nhỏ lỗ trống.

 

Hiện tượng ánh sáng qua lỗ nhỏ chiếu vào buồng tối

 

Thế kỉ 15 ghi nhận việc sử dụng buồng tối cho thành tựu hội họa và quan sát của các họa sĩ cùng các nhà khoa học. Ở dạng sơ khai nhất của nó, buồng tối gồm một căn phòng kín nhỏ với một cái lỗ nhỏ đặt có tính trước trên tường hoặc trên tấm chắn cửa sổ sao cho ánh sáng có thể đi qua nó, tạo ra ảnh lộn ngược của vật đặt bên ngoài phòng trên tường tô trắng đối diện với lỗ nhỏ. Một trong những mô tả sớm nhất của việc sử dụng buồng tối cho một mục đích như thế có thể tìm thấy trong sổ ghi chép của Leonardo da Vinci (1452-1519). Khi con người tìm cách thu nhỏ các buồng tối, nhỏ hơn và dễ di chuyển hơn, hộp tối - camera obscurara đời.

  

Công nghệ này tiếp tục được phát triển nhưng dậm chân trong một thời gian dài do hạn chế của kỹ thuật ghi hình thời bấy giờ. Mãi tới năm 1850, bức ảnh đầu tiên chụp bằng máy ảnh pinhole mới được hoàn thiện bởi nhà khoa học người Scotland, Sir David Brewster. Thuật ngữ chụp ảnh lỗ kim - pinhole cũng được ông này nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn "The Stereoscope" (tạm dịch: Kính lập thể) xuất bản năm 1856.

 

Chúc bạn một ngày nhiều ý tưởng sáng tạo cùng những kiến thức mới về nghệ thuật nhiếp ảnh chụp qua lỗ kim - Pinhole photography!

 Designs.vn

Xem tốt nhất với IE 7.0+, FireFox, Safari, Google Chrome, Opera (độ phân giải 1024x768+)
Copyright © 2010 by POLYGON Center. Designed by EGS.